Chuỗi thương hiệu mì ramen Nhật Bản, Ajisen Ramen, có khoảng 600 nhà hàng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức gạo Nhật Bản, mức giá phải trả gấp khoảng bốn lần so với sản phẩm nội địa. Tại Trung Quốc, gạo Nhật Bản chỉ dành cho những người có tiền.
Nguồn bài viết : https://thitruonggaobiz.wordpress.com/2018/05/07/chinh-phu-thai-lan-vua-phe-duyet-goi-tin-dung-tri-gia-167-ty-baht-cho-nong-dan/
Một lý do khiến gạo Nhật Bản rất đắt tại quốc gia đông dân nhất thế giới là vì Trung Quốc áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với lương thực nhập khẩu từ Nhật Bản. Một số hạn chế này đã được đưa ra sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.
Mặc dù vậy, mọi thứ có thể sớm bắt đầu thay đổi. Vào ngày 9/5, hai nền kinh tế đã ký kết một thỏa thuận nhằm tăng các cơ sở của Nhật Bản được chính quyền Bắc Kinh cho phép chế biến gạo để nhập khẩu vào thị trường lớn nhất thế giới. Trung Quốc là một thị trường tiềm năng cho gạo Nhật Bản, nhưng hiện chỉ chiếm 3% tổng xuất khẩu. Hồng Kông và Singapore, hai thị trường lớn nhất, chiếm khoảng 60%.
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản nhìn nhậnTrung Quốc là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu tăng xuất khẩu gạo và các sản phẩm liên quan hàng năm lên 100.000 tấn. Trong năm 2017, Nhật Bản xuất khẩu 11.800 tấn gạo, trong đó chỉ có 298 tấn được đưa sang Trung Quốc. Theo một ước tính, Trung Quốc tiêu thụ gạo nhiều gấp khoảng 20 lần so với Nhật Bản.
Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu gạo Nhật Bản từ các nhà máy được cấp phép, nhưng hiện chỉ có một cơ sở duy nhất, và chính quyền Bắc Kinh sẽ tăng thêm 2 cơ sở nữa vào danh sách.
Trong khi thỏa thuận gần đây giữa hai quốc gia là một bước tiến, hạn chế của chính phủ Trung Quốc và chi phí cao vẫn là rào cản lớn đối với các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Hầu hết các chuyên gia cũng cho rằng xuất khẩu gạo của Nhật Bản sẽ vẫn dễ bị tổn thương trước bất kỳ căng thẳng chính trị nào giữa hai nền kinh tế.
Để xuất khẩu gạo trắng sang Trung Quốc, gạo lứt trước tiên phải được xay xát và xông khói tại các cơ sở mà Trung Quốc đã phê duyệt là an toàn. Thỏa thuận mới sẽ tăng số lượng các nhà máy và cơ sở khử trùng được phê duyệt.
Hiện tại chỉ có một nhà máy gạo ở Nhật Bản được Trung Quốc phê chuẩn, do Liên đoàn các Hiệp hội Hợp tác Nông nghiệp Quốc gia (Zen-Noh) vận hành ở tỉnh Kanagawa, phía nam Tokyo.
Cụ thể, sẽ có thêm hai nhà máy được bổ sung. Một nằm ở Ishikari, phía bắc Hokkaido, được Liên đoàn Hợp tác xã nông nghiệp Hokuren vận hành. Còn lại là ở Nishinomiya, phía tây Quận Hyogo, do Shinmei, nhà bán buôn gạo lớn nhất Nhật Bản điều hành.
Một giám đốc điều hành của Shinmei hoan nghênh thỏa thuận, nói rằng nó sẽ cho phép công ty đáp ứng nhu cầu ở Trung Quốc nhanh hơn.
Tại Bắc Kinh, Shinmei bán loại gạo Koshihikari phổ biến, được trồng ở trung tâm tỉnh Toyama trên bờ biển Nhật Bản, với giá khoảng 2,600 yen/ 2 kg (tương đương 23,7 USD/ 2 kg). Con số này gần gấp đôi giá bán lẻ tại Nhật Bản, và cao hơn 80% so với giá gạo Koshihikari được sản xuất ở phía đông bắc tỉnh Niigata và được bán tại Hồng Kông.
Một người nông dân Nhật Bản gieo mạ tại tỉnh Ibaraki. Ảnh: Reuters.
Một lý do khác khiến gạo Nhật Bản rất đắt đỏ ở Trung Quốc là chi phí vận chuyển và lợi nhuận. Giảm chi phí là một thách thức hàng đầu đối với các nhà xuất khẩu gạo Nhật Bản.
Giám đốc điều hành của Shinmei cho biết ngoài một chiến dịch tiếp thị hiệu quả ở Trung Quốc, việc tăng xuất khẩu gạo đòi hỏi phải cắt giảm chi phí lớn tại Nhật Bản.
Để xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Shinmei đã phải thuê ngoài quá trình xay xát ở Zen-Noh. Điều đó có nghĩa là người bán buôn gạo phải gửi gạo thu hoạch trên toàn quốc đến nhà máy Zen-Noh ở Kanagawa.
Và vì nhà máy và kho của Zen-Noh không phải lúc nào cũng có sẵn, sự sắp xếp này đòi hỏi quá trình phối hợp tốn thời gian giữa hai bên.
Về việc hun trùng để kiểm soát côn trùng, Bắc Kinh chỉ chấp thuận hai cơ sở ở Nhật Bản, và cả 2 đều ở Kanagawa. Theo thỏa thuận mới, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản sẽ đăng ký thêm 5 kho hun trùng để xuất khẩu sang Trung Quốc, gồm các cơ sở ở Hokkaido và Hyogo.
Thỏa thuận mới sẽ cho phép Shinmei chế biến gạo tại các nhà máy của riêng mình và hun khói tại một nhà kho ở Kobe để vận chuyển hàng đến Trung Quốc từ cảng Kobe.
Hạn chế nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc đối với Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân Fukushima 2011 cũng là rào cản đối với xuất khẩu gạo của Nhật Bản. Trung Quốc cấm tất cả thực phẩm từ 10 quận của Nhật Bản, gồm cả Fukushima, Miyagi và Niigata.
Theo ông Kosuke Kuji, Chủ tịch của Nanbu Bijin, một nhà sản xuất bia có trụ sở tại Ninohe, Iwate, hạn chế nhập khẩu đến các sản phẩm gạo như snack gạo, rượu sake và các sản phẩm gạo khác đã gây khó khăn cho ngành gạo.
Trong khi Nhật Bản và Trung Quốc đã thành lập một ban đặc nhiệm để thảo luận các bước nhằm giảm bớt những hạn chế, không có nhiều lý do để lạc quan về kết quả của các cuộc đàm phán, theo một quan chức Bộ Nông nghiệp Nhật Bản.
Chủ tịch Hiệp hội các Hợp tác xã Nông nghiệp Trung ương, Toru Nakaya, cũng thận trọng về triển vọng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
"Chúng tôi không mong đợi một tiến trình nhanh chóng, nhưng hoan nghênh các bước thúc đẩy nó", Nakaya nói về thỏa thuận gần đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.