Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Lịch trình phức tạp của hai mẹ con nhiễm COVID-19 ở Đông Triều - Quảng Ninh

***Nguồn: https://vietnambiz.vn/lich-trinh-phuc-tap-cua-hai-me-con-nhiem-covid-19-o-dong-trieu-quang-ninh-20210131221312413.htm

Người mẹ tiếp xúc với hàng trăm người khi đi làm, đến bệnh viện và đi chợ, còn người con đi học tiếp xúc với nhiều bạn và cô giáo.

Chiều 31/1, Bộ Y tế công bố hai ca nhiễm COVID-19 ở Quảng Ninh là BN 1726 và BN 1740. Theo Zing News, hai người này là hai mẹ con, cùng sống tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều. Tỉnh Quảng Ninh đã thông tin về lịch trình di chuyển và tiếp xúc của hai ca nhiễm cụ thể như sau:

Trường hợp 1: BN 1726

Là nữ bệnh nhân tên B.T.A, 29 tuổi, là nhân viên công ty Poyun địa chỉ tại Chí Linh, Hải Dương. Trong các ngày 10 - 17/1, bệnh nhân này đến phòng cắt công ty Poyun và tiếp xúc với 100 công nhân viên.

Sáng 18/1, bệnh nhân đến khoa sản Trung tâm y tế thị xã Đông Triều, tiếp xúc với 4 người gồm bác sĩ, 2 nữ hộ sinh và một bác sĩ siêu âm. Đến chiều, cô đến chợ Đông Triều mua hoa quả và quần áo sơ sinh của tiểu thương không nhớ rõ tên.

Ngày 19/1, bệnh nhân đi làm tại phòng cắt công ty Poyun, tiếp xúc với trên 100 công nhân, ký giấy nghỉ phép và tiếp xúc với các nhân viên trong phòng. Ngày 20/1, A. đưa con đi tiêm tại Trạm y tế xã Thủy An, tiếp xúc với 3 nhân viên y tế và 2 người cùng đưa trẻ đi tiêm.

Sáng 24/1, bệnh nhân sang nhà hàng xóm, tiếp xúc với 7 người, buổi chiều đến phòng khám sản gần nhà.

Trong các ngày 20 - 29/1, nữ bệnh nhân trên đi các chợ Đạm, Đông Triều 1 - 2 lần/ngày, tiếp xúc với nhiều người bán hàng và đến trường mầm non cùng trường tiểu học Thủy An để đón con, tiếp xúc với cô giáo chủ nhiệm, 20 học sinh lớp mầm non và 18 học sinh lớp 1.

Ngày 30/1, bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung tại phường Kim Sơn, Đông Triều và đưa đến Bệnh viện Sản Nhi sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Trường hợp 1: BN 1740

Bệnh nhân tên Đ.T.H.L, 7 tuổi, là con của BN 1726, đang học lớp 1 trường tiểu học Thủy An, xã Thủy An, thị xã Đông Triều.

Trong các ngày 17 - 27/1, bệnh nhân đi học tại trường tiểu học Thủy An, tiếp xúc với cô giáo chủ nhiệm, 18 bạn học sinh và 7 người trong gia đình. Ngày 28/1, bé được nghỉ do giãn cách xã hội.

Theo Bản tin lúc 18h ngày 31/1 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam có thêm 36 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 17 ca ở cộng đồng tại 4 địa phương: Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh và Bình Dương; 19 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Tính từ 6h đến 18h ngày 31/1, cả nước ghi nhận thêm 36 ca mắc mới, trong đó có 19 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, hiện Việt Nam có tổng cộng 931 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 238 ca.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Quận Hai Bà Trưng sẽ đẩy nhanh làm một số tuyến đường, bàn giao nhiều mảnh đất vàng cho nhà đầu tư

 *Nguồn tham khảo: https://vietnammoi.vn/quan-hai-ba-trung-se-day-nhanh-lam-mot-so-tuyen-duong-ban-giao-nhieu-manh-dat-vang-cho-nha-dau-tu-20210122071721018.htm

Đó là một trong những nội dung được đề cập tới tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Hà Nội với quận Hai Bà Trưng.

TTXVN đưa tin, hôm 20/1, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với quận Hai Bà Trưng.  Tại buổi làm việc, Bí thư Hà Nội đã đề cập đến vấn đề phát triển hạ tầng trên địa bàn quận. 

Theo đó, công tác quản lý quy hoạch của quận đã được chú trọng, đầu tư xây dựng quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, môi trường có chuyển biến. Đặc biệt là công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai đường Vành đai 2 trên cao đảm bảo tiến độ.

Hà Nội: Định hướng phát triển quận Hai Bà Trưng là khu đô thị thông minh kiểu mẫu, xanh, hiện đại  - Ảnh 1.

Đường Đại Cồ Việt, quận Hà Bà Trưng. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị).

Kế hoạch năm 2021, quận Hai Bà Trưng định hướng phát triển theo hướng đô thị thông minh kiểu mẫu, xanh, hiện đại gắn với phát triển kinh tế đô thị.

Trong đó quận cần tập trung giải quyết một số vấn đề về quản lý Công viên Thống Nhất, Công viên Tuổi trẻ Thủ đô và công tác giải phóng mặt bằng của thành phố.

Ngoài ra, cải thiện cơ sở hạ tầng 10 quận phía Nam, giải quyết tình trạng khu tập thể cũ đa phần đã xuống cấp, hoàn thiện cơ chế chính sách về quy hoạch.

Thành phố kết hợp với quận Hai Bà Trưng sớm có hướng giải quyết thực hiện dự án đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng, quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Nhàn - Minh Khai, đẩy nhanh tiến độ dự án đường Ngô Thì Nhậm - Trần Khát Chân...

Đặc biệt, thúc đẩy nhanh việc thực hiện một số khu đất mà thành phố giao cho các nhà đầu tư nhưng đến nay vẫn còn chưa bắt đầu như dự án xây dựng nhà tại dải đất Nam Đại Cồ Việt, dự án tại Nhà máy rượu 94 Lò Đúc, dự án tại Nhà máy Dệt kim Đông Xuân tại Ngô Thì Nhậm,...

Đối với vấn đề quy hoạch, do quận Hai Bà Trưng là một trong 4 quận nội đô lịch sử nhưng có giao thoa 3 quy hoạch liên quan đến phân khu sông Hồng, nội đô lịch sử, các phường tiếp nhận từ nơi khác về nên quận cũng cần có định hướng phát triển 3 khu này phù hợp với gắn kết chung.