Kết năm 2021, Đạt Phương ghi nhận 450 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 22% so với mục tiêu đề ra. Trong năm, công ty đã đẩy mạnh vay vốn đầu tư cho loạt dự án khu đô thị tại Hội An.
CTCP Tập đoàn Đạt Phương (mã chứng khoán: DPG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với doanh thu thuần 1.011 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.
Đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu của Đạt Phương là các hợp đồng xây dựng với 449 tỷ đồng, tăng 20%, ngoài ra, các hoạt động như kinh doanh bất động sản đầu tư, bán điện thương phẩm, bán hàng hóa, vật tư đầu tăng so với cùng kỳ.
Giá vốn hàng bán tăng, biên lợi nhuận gộp giảm, do đó, lợi nhuận gộp của Đạt Phương tăng 14%, đạt 318 tỷ đồng.
Trong quý, phần chi phí bán hàng tăng mạnh, do đó công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 9%, đạt 147 tỷ đồng.
Năm 2021, lãi sau thuế của Cenland đạt 451 tỷ đồng, con số cao nhất kể từ khi thành lập. Phần lớn doanh thu vẫn đến từ hoạt động môi giới và đầu tư bất động sản.
CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cenland, mã chứng khoán: CRE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với doanh thu thuần gần 1.089 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng mặc dù tăng 19% lên 757 tỷ đồng, song biên lãi gộp vẫn cải thiện từ 21,4% ở cùng kỳ lên 30,5%.
Doanh thu tài chính trong quý của Cenland gần 43 tỷ đồng, cao gần gấp 8 lần cùng kỳ, đến từ lãi tiền gửi và lãi đầu tư trái phiếu. Các chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh, lần lượt là 47 tỷ đồng, 42,5 tỷ đồng và 122 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận sau thuế của KCN Tín Nghĩa giảm 33% còn so với năm trước đó về 92 tỷ đồng. Phần lớn nguồn thu doanh nghiệp đến từ hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hai công ty con Tín Khải và Thống Nhất.
CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (mã chứng khoán: TIP) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu thuần giảm 47% so với cùng kỳ, xuống còn 62 tỷ đồng.
Mặc dù giá vốn bán hàng giảm 19% xuống 24 tỷ đồng, biên lãi gộp của Tín Nghĩa vẫn giảm từ 74,3% ở quý cùng kỳ xuống còn 61%. Trong quý IV, doanh nghiệp thu về gần 14 tỷ đồng lãi góp vốn, lãi tiền gửi và lãi cho vay. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng gần như không phát sinh.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu hoàn thành đưa vào khai thác đường lăn từ S5-S8 trước Tết Nguyên đán 2022; đối với tiến độ đoạn đường lăn S9, S10 hoàn thành trước 15/3/2022, toàn bộ dự án hoàn thành đưa vào khai thác trước 30/4/2022.
Theo thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất, một số hạng mục của dự án vẫn chưa đáp ứng tiến độ theo cam kết của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận.
Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận chỉ đạo quyết liệt các nhà thầu thi công chất lượng cao nhất, đảm bảo tiến độ và an toàn trong khai thác; đồng thời tiếp tục chỉ đạo các nhà thầu tập trung toàn bộ nguồn lực tài chính, nhân lực, đặc biệt là nhà thầu Cienco 4 để thi công các hạng mục còn lại đảm bảo hoàn thành toàn bộ dự án trước 30/4/2022.
Theo Chứng khoán SSI, lợi nhuận năm 2022 của Nam Tân Uyên, Becamex IDC, Long Hậu hay Kinh Bắc ước tính tăng mạnh do có thêm doanh thu từ các KCN mới đi vào hoạt động.
Báo cáo ngành bất động sản khu công nghiệp (KCN) mới đây của CTCP Chứng khoán SSI dự báo, trong năm 2022, phân khúc này có nhiều dư địa để tăng trưởng mạnh.
Cụ thể, nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp sẽ phục hồi khi các hợp đồng ghi nhớ (MOU) đã ký trong 2021 sẽ được hoàn tất trong 2022.
Ngày 13/1 vừa qua, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Seaside Homes đã hoàn tất phát hành lô trái phiếu trị giá 1.500 tỷ đồng với kỳ hạn 48 tháng, đáo hạn vào 13/1/2026. Thông tin về trái chủ, lãi suất và mục đích phát hành không được công bố.
Theo tìm hiểu của người biết, Seaside Homes tiền thân là CTCP Đầu tư và Phát triển Nova Legal được thành lập vào ngày 16/10/2017 với vốn điều lệ 100 triệu đồng, trong đó CTCP Nova Group sở hữu 98%.
Mức giá căn hộ tại Hà Nội đã tăng từ 5 - 10% so với quý IV/2020, đặc biệt là tại các dự án nằm ở phía tây và phía đông thành phố - nơi có tiềm năng phát triển về hạ tầng.
Theo Colliers, việc ra mắt tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông vào tháng 11/2021 là sự kiện lớn nhất của Hà Nội trong quý IV/2021. Sự kiện này đã khiến thị trường bất động sản chuyển biến tích cực hơn.
Trong quý, thị trường căn hộ tại Hà Nội ghi nhận thêm 8.000 căn hộ đến từ 11 dự án. Các dự án này chủ yếu đến từ Gia Lâm, Từ Liêm và quận Hoàng Mai. Nhiều dự án ra mắt trong giai đoạn này đến từ các khu vực được hưởng lợi lớn nhờ quy hoạch.
Theo các chuyên gia từ Colliers, trong quý IV/2021, Vinhomes tiếp tục thống lĩnh thị trường bất động sản đất nền với nhiều khu đô thị lớn có tiềm năng về vị trí.
Báo cáo quý IV/2021 của Colliers cho thấy, thị trường biệt thự và nhà phố tại Hà Nội và TP HCM ghi nhận số lượng nguồn cung tăng đáng kể. Nguyên nhân là vì trước đó hầu hết các chủ đầu tư đã phải lùi thời gian mở bán do ảnh hưởng của Covid-19.
Hầu hết nguồn cung trong quý đến từ giai đoạn tiếp theo hoặc giai đoạn trước của các dự án hiện hữu. Bên cạnh đó, tại TP HCM, lượng hàng tồn kho từ thị trường thứ cấp vẫn còn lớn.
Trên thị trường sơ cấp, số lượng giao dịch đã tăng mạnh sau khi hai thị trường này mở cửa.
Tuyến metro Cát Linh - Hà Đông giúp thị trường Hà Nội sôi động hơn
Từ ngày 12/1 đến nay, cổ phiếu DIC Corp liên tục "đổ đèo" với nhiều phiên nằm sàn, kết thúc chuỗi ngày tăng nóng từ tháng 8/2021. Trước giai đoạn DIG giảm mạnh, các cổ đông lớn như Him Lam, Thiên Tân cùng nhiều sếp doanh nghiệp đã lần lượt bán ra.
DIG nằm sàn liên tục sau khi cổ đông lớn chốt lời, phó Chủ tịch đăng ký mua đỡ giá?
Ngày 12/1 vừa qua, CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam, một cổ đông lớn tại Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán: DIG) đã bán xong hơn 2,8 triệu cổ phiếu DIG, giảm tỷ lệ sở hữu tại DIC Corp từ 13,54% còn 12,98%.
Tạm tính theo mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch trên (111.500 đồng/cp), ước tính Địa ốc Him Lam đã thu được khoảng 314 tỷ đồng.
Động thái bán cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu tại DIC Corp của Địa ốc Him Lam diễn ra ngay khi giá cổ phiếu DIG bắt đầu chuỗi phiên "đổ đèo" kể từ ngày 12/1 đến nay, trong đó nhiều phiên giảm sàn. Kết thúc phiên hôm qua (ngày 19/1), cổ phiếu DIG tiếp tục nằm sàn ở mức giá 77.900 đồng/cp, giảm 35% so với mức giá mở cửa ngày 12/1.
Trước đó, Địa ốc Him Lam đã có 4 đợt thoái vốn tại DIC Corp. Doanh nghiệp từng là cổ đông lớn nhất tại DIC Corp sau thương vụ mua 67,69 triệu cổ phiếu DIG hồi tháng 12/2020, tương đương 21,25%.
Trái ngược với động thái thoái vốn của Địa ốc Him Lam, ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị DIC Corp đã đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu DIG, nâng tỷ lệ sở hữu từ 10,25% lên 11,25%, dự kiến giao dịch từ ngày 21/1 - 18/2 sắp tới.
Khu đô thị du lịch sinh thái Thiên Cầm bao gồm các hạng mục khách sạn resort nghỉ dưỡng, các công trình công cộng, vui chơi giải trí, khu dân cư đô thị, sân golf,... có tổng quy mô khoảng 185 ha tại thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên.
UBND tỉnh Hà Tĩnh mới đây ban hành quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch sinh thái Thiên Cầm tại thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên.
Tính chất khu vực lập quy hoạch là khu ở dân cư đô thị, khu du lịch, cây xanh thể dục thể thao, vui chơi giải trí với kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phù hợp với quy hoạch chung đô thị.
Quy mô Khu đô thị du lịch sinh thái Thiên Cầm khoảng 185 ha. Phía bắc giáp hành lang bãi biển Thiên Cầm; phía nam giáp hành lang quốc lộ 15B; phía đông giáp núi Cầm Sơn; phía tây giáp khu dân cư hiện trạng xóm Song Yên và đất lâm nghiệp.
Khu vực chức năng công nghiệp, đô thị, dịch vụ có diện tích hơn 808 ha, còn khu vực du lịch sinh thái Cửa Đáy rộng khoảng 153 ha, nằm trong khu chức năng phía Nam đô thị Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
UBND tỉnh Nam Định vừa có quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực chức năng công nghiệp, đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái Cửa Đáy, thuộc khu chức năng phía Nam đô thị Rạng Đông.
Ranh giới quy hoạch phía bắc giáp đô thị Rạng Đông; phía nam giáp khu sinh thái rừng ngập mặn; phía đông giáp phân khu đô thị, dịch vụ thương mại tổng hợp; phía tây giáp sông Đáy.
Gần Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản xuất hiện diễn biến trái chiều của nguồn cung và cầu. Đáng chú ý, trong khi nhu cầu tìm kiếm, mua chung cư và nhà riêng sụt giảm thì loại hình đất nền vẫn ghi nhận sự giá tăng về mức độ quan tâm.
Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, thời điểm cận Tết Nguyên đán 2022 xuất hiện diễn biến trái chiều của nguồn cung và nguồn cầu trên thị trường bất động sản. Trong khi nhu cầu tìm kiếm, mua bất động sản có xu hướng giảm nhẹ thì nguồn cung (dựa trên lượng tin đăng) lại tăng ở hầu hết các loại hình bất động sản.
Cụ thể, xét trên toàn thị trường, mức độ quan tâm giảm 3% trong khi lượng tin tăng đăng 7% so với tháng 11/2021.
Tại Hà Nội, mức độ quan tâm giảm 5%, lượng tin đăng tăng 3% so với tháng 11/2021 so với tháng 11/2021. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2020 thì mức độ quan tâm tăng 19%, lượng tin đăng tăng 25%.
CBRE đánh giá, trong năm 2022 và 2023, nguồn cung đất công nghiệp sẽ tăng thêm hơn 7.000 ha tại hai miền Bắc và Nam. Các tỉnh công nghiệp cấp 2 tại miền Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh đang phát triển nhanh chóng nhờ hạ tầng giao thông được cải thiện mạnh mẽ.
Trong năm 2021, thị trường khu công nghiệp Việt Nam (KCN) chịu thử thách với hai đợt dịch Covid-19 bùng phát tại các trung tâm công nghiệp thuộc hai vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và nam.
Chuỗi cung ứng tạm thời bị gián đoạn trong quý III do các quy định chống dịch tại nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, thị trường KCN đã duy trì và phục hồi nhanh chóng khi các biện pháp phòng dịch được nới lỏng trong quý cuối cùng của năm.
Tỷ lệ lấp đầy khả quan
Trong báo cáo nhận định thị trường quý IV/2021 của CBRE Vietnam, tỷ lệ lấp đầy trung bình ba tháng cuối năm tại các KCN ở 5 tỉnh và thành phố công nghiệp trọng điểm tại miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng) đạt 79,3%, tăng 3,6 điểm phần trăm theo năm.
Hạng mục khách sạn (FLC Grand Hotel Quang Binh) và Trung tâm hội nghị quốc tế thuộc quần thể FLC Quảng Bình dự kiến sẽ được Tập đoàn FLC hoàn thành, đưa vào sử dụng vào 30/4/2022.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, lãnh đạo tỉnh vừa có buổi kiểm tra tiến độ triển khai các hạng mục của dự án Trung tâm hội nghị, khách sạn du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh.
Dự án này được được triển khai từ tháng 1/2021, gồm các hạng mục Trung tâm hội nghị Quốc tế FLC Quảng Bình; tổ hợp khách sạn 5 sao, chuỗi nhà hàng quốc tế, sân khấu ngoài trời...
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất ở Thủ Thiêm sẽ tác động đến tâm lý của những người tổ chức đấu giá và các doanh nghiệp muốn tham gia đấu giá về sau. Chuyên gia đặt vấn đề: Tại sao những người tham gia đã nỗ lực để trả một mức giá cao như vậy mà họ buộc phải bỏ cọc?
Tối muộn ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 24.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm.
"Nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường bất động sản, Công ty Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đề nghị đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản của ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, doanh nghiệp chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng này theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản công", thông cáo nêu rõ.
Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao dư luận và cũng có không ít luồng ý kiến trái chiều xoay quanh vụ việc. Câu hỏi đặt ra là thị trường bất động sản sẽ ra sao và liệu cơn sốt đất điên cuồng sẽ chấm dứt?
Trao đổi với người viết, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế đánh giá, sẽ không có hệ lụy nào tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất ở Thủ Thiêm. Trước đó, khi doanh nghiệp này trúng thầu lô đất với giá 2,45 tỷ đồng/m2, những tác động tới thị trường cũng chỉ do nhiều người tưởng tượng ra và đều không có bằng chứng.
Do đó, việc một doanh nghiệp bỏ cọc là chuyện rất bình thường và đã được tính toán khi chuẩn bị tổ chức đấu giá. Bởi tất cả mọi cuộc đấu giá đều yêu cầu người tham gia đặt cọc để đề phòng trường hợp bỏ cọc.
Công ty Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đề nghị đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản của ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tối muộn ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm.
Theo đó, ngày 10/12, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - thành viên Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá lô đất 3-12 (10.060 m2) với giá 24.500 tỷ đồng (2,45 tỷ đồng/m2), cách đơn vị trả giá thứ 2 là một công ty nước ngoài một bước giá là 700 tỷ đồng (đặt giá 23.800 tỷ đồng).
"Đây là mức giá cao ngoài dự kiến của Tập đoàn Tân Hoàng Minh khi tham gia đấu giá. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đấu giá đã có rất nhiều nhà đầu tư trả giá cao đến mức 20.000 tỷ đồng rồi bỏ cuộc. Từ đó chỉ còn lại một nhà đầu tư nước ngoài và Công ty Ngôi Sao Việt.
Với mong muốn góp sức để TP HCM có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch, công ty đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỷ đồng) để giành quyền trúng đấu giá ô đất này nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách thành phố và xây dựng một công trình điểm nhấn đẹp - văn minh - hiện đại, góp phần cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị của Thủ Thiêm nói riêng và TP HCM nói chung", thông cáo nêu rõ.
Sau khi trúng đấu giá, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã điều chỉnh kế hoạch đầu tư, kinh doanh và tài chính của Tập đoàn, cân đối đầy đủ tài chính để đảm bảo dòng tiền theo đúng tiến độ và quy định trong hợp đồng đã ký. Đồng thời đã lên phương án thiết kế - đầu tư - kinh doanh mới phù hợp nhất và có hiệu quả, mặc dù lợi nhuận theo tính toán là khá thấp, không đúng như kỳ vọng ban đầu. Nhưng vẫn đảm bảo thu hồi được vốn đầu tư và giữ gìn uy tín của Tập đoàn.
Tuy nhiên, sau phiên đấu giá, Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã lắng nghe và ghi nhận các ý kiến phân tích từ cơ quan quản lý Nhà nước và dư luận, trong đó có ý kiến cho rằng kết quả trúng đấu giá ở mức cao như vậy có thể dẫn đến hệ lụy không tốt.
Theo Luật sư Trần Minh Hải, Trường hợp người tham gia đã có những tiền lệ bỏ cọc, có thể sau này quy chế đấu giá được bổ sung thêm những quy định mới để lựa chọn doanh nghiệp ngay từ lúc đặt cọc.
Lô đất Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh - trúng đấu giá mang ký hiệu 3-12 (10.060 m2). (Ảnh: ZingNews).
Thông tin ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), đã có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc việc tự nguyện xin đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm một lần nữa gây xôn xao dư luận.
Trước đó tại phiên đấu giá ngày 10/12/2021, ông Đỗ Anh Dũng, đại diện nhóm Tân Hoàng Minh, đã mạnh tay đưa ra những bước giá lớn gấp nhiều lần so với đối thủ và trúng đấu giá lô đất 3-12 (10.060 m2) với giá 24.500 tỷ đồng, tương đương hơn 2,45 tỷ đồng/m2 - một mức giá mà cả giới đầu tư và giới chuyên gia đều đưa ra nhận định là "điên rồ", "không tưởng".
Tại thời điểm nhóm Tân Hoàng Minh trúng đấu giá đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra: Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá không tưởng để làm thương hiệu, đẩy giá chứng khoán; Tân Hoàng Minh đã thâu tóm nhiều đất xung quanh, giờ tạo ra một mặt bằng giá mới để thổi giá những lô đất khác; Tân Hoàng Minh sẽ ôm đất rồi sau vài năm bán lại kiếm lời; Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá cao để đánh bại các đối thủ rồi cuối cùng sẽ bỏ cọc;...
Mặt khác, một số ý kiến cho rằng việc đưa ra kết luận vẫn còn quá sớm và hãy chờ đến khi doanh nghiệp nộp hơn 12.000 tỷ đồng.
Cụ thể theo quy chế đấu giá, Tân Hoàng Minh phải hoàn tất nghĩa vụ nộp 50% số tiền trúng đấu giá sau 30 ngày, tức doanh nghiệp phải nộp 12.250 tỷ đồng vào ngày 10/1 và nộp đủ 100% số tiền trúng đấu giá trong 60 ngày tiếp theo, tương đương nộp 24.500 tỷ đồng vào giữa tháng 3/2022.
Nếu Tân Hoàng Minh không nộp hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian trên sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc và số tiền này sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, với việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lần này, hệ quả trước mắt là Tân Hoàng Minh sẽ mất gần 600 tỷ đồng tiền đặt cọc cho lô đất trước đó - điều mà ông Đỗ Anh Dũng khẳng định "không có chuyện bỏ tới gần 600 tỷ đồng tiền cọc để tự mang tiếng xấu cho mình" cách đây không lâu.
Kịch bản bỏ cọc của Tân Hoàng Minh cũng không quá bất ngờ đối với dư luận bởi trong quá khứ, nước đi này đã từng diễn ra tại khu đất ở trung tâm quận 1. Năm 2016, Tân Hoàng Minh từng lập kỷ lục trúng đấu giá lô đất 3.025 m2 tại số 23 Lê Duẩn với giá 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với giá khởi điểm. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 7 năm tính tại thời điểm đó.
SDI Corp - chủ đầu tư dự án Sài Gòn Bình An tại TP Thủ Đức vừa huy động 6.675 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu. Vào tháng 7/2021, dự án này đã đón dòng tiền 11.200 tỷ đồng từ ba doanh nghiệp.
Ngày 4/1 vừa qua, CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) vừa công bố phát hành thành công lô trái phiếu trị giá khoảng 6.575 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 15/12/2024. Trái chủ, mục đích phát hành và lãi suất lô trái phiếu không được công bố.
Trên thị trường bất động sản SDI Corp được biết đến là chủ đầu tư của Khu đô thị Sài Gòn Bình An (hay còn được gọi là Him Lam Bình An, Him Lam City) tại phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM (quận 2 cũ).
Dự án này có tổng diện tích là 117 ha, dự án được quy hoạch đồng bộ với nhiều phân khu chức năng khác nhau, bao gồm shophouse, nhà phố, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, căn hộ chung cư, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, trường học, siêu thị, bệnh viện.
Liên quan đến dự án này, vào cuối tháng 7/2021, ba doanh nghiệp gồm CTCP Hoàng Phú Vương, CTCP Osaka Garden, CTCP Hoa Phú Thịnh thông báo đã chào bán thành công ba lô trái phiếu với tổng trị giá 11.200 tỷ đồng.
19. Khu đất từ Nghĩa trang liệt sỹ Văn Điển đến đường Phan Trọng Tuệ
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ nghĩa trang liệt sỹ Văn Điển đến đường Phan Trọng Tuệ với diện tích khoảng 14.780,036 m2, dài khoảng 915 m.
Theo các môi giới BĐS, nhiều nhà đầu tư đang bán cắt lỗ hàng trăm triệu đồng căn hộ condotel ở Đà Nẵng do cần tiền kinh doanh, giải quyết công việc gia đình, áp lực lãi vay ngân hàng,...
Anh Hoàng, môi giới BĐS cho biết, từ tháng 4 đến tháng 9/2021, nhóm anh nhận bán 10 căn hộ condotel cho các nhà đầu tư ở các tỉnh phía Bắc. Các căn hộ ở trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, diện tích dao động khoảng 37 – 50 m2.
Nhà đầu tư muốn bán cắt lỗ khoảng 100-300 triệu đồng/căn do nhiều nguyên nhân như cần tiền kinh doanh, giải quyết công việc gia đình,…
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, bất động sản không phải là một ngoại lệ. Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350.000 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ là cú hích cho nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng vực dậy sau đại dịch.
Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội là một trong các nội dung quan trọng, cấp bách đang được các Đại biểu Quốc hội thảo luận trong kỳ họp bất thường diễn ra từ ngày 4 - 11/1.
Chương trình tập trung kích thích cung - cầu, hỗ trợ khắc phục ngay những khó khăn của người dân, doanh nghiệp, người lao động để phục hồi, củng cố nền tảng, đồng thời tạo đà tăng trưởng và phát triển trong tương lai, từ đó đóng góp chung vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bất động sản - một trong những ngành chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 thời gian qua, được kỳ vọng sẽ hưởng lợi thông qua các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lên tới gần 350.000 tỷ đồng trong vòng hai năm 2022 - 2023.
Mở cửa du lịch, tạo đà cho bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng
BĐS du lịch nghỉ dưỡng là một trong những phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh. Hầu hết các hoạt động tê liệt vì giãn cách xã hội, hoạt động vận tải, hàng không đình trệ; nhiều cơ sở du lịch không có doanh thu.
Theo hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Việt Nam sẽ mở cửa lại hoạt động du lịch, vận tải hàng không theo hai giai đoạn.
Tại Đà Nẵng và Quảng Nam, các môi giới và công ty BĐS cho biết có nhiều giao dịch, thị trường ấm dần cận Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, không ít trường hợp chủ sở hữu rao bán đất nền suốt thời gian dài nhưng không ai đoái hoài.
Thời gian qua, thị trường BĐS nhiều tỉnh, thành trên cả nước dần sôi động trở lại. Một số đơn vị nghiên cứu thị trường công bố thông tin giao dịch rất tốt, cầu tăng cao sau thời gian dài dịch Covid-19 ảnh hưởng.
Tại miền Trung, cụ thể thị trường Đà Nẵng, Quảng Nam, các môi giới và công ty BĐS cũng cho biết có giao dịch trở lại, thị trường ấm dần cận Tết Nguyên đán. Nhu cầu mua đất nền và căn hộ là nhiều nhất trong các phân khúc BĐS.
Theo công thức tính của HoREA, giá căn hộ ở lô 3-12 của Tân Hoàng Minh có thể rơi vào 69,6 tỷ đồng/căn. Tuy nhiên, giá căn hộ ở các lô 3-5 hay 3-9 thậm chí có thể lên đến 78,6 - 80 tỷ đồng/căn.
Liên quan đến thương vụ đấu giá 4 lô đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa qua, Hiệp hội Bất động sản TP HCM đã có những đánh giá và dự báo về giá bán căn hộ của các lô đất nói trên.
Trong số 4 lô đất, lô 3-12 của Ngôi Sao Việt (thành viên Tân Hoàng Minh) có giá trúng đấu giá đắt nhất với 24.500 tỷ đồng, gấp 8,3 lần giá khởi điểm.
Ngày 28/12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã có thông báo mời gọi đầu tư loạt dự án bất động sản quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.
Trong lĩnh vực đô thị, tỉnh tìm chủ cho 4 dự án, gồm KĐT phía Tây TP Thái Nguyên, tổng diện tích 1.500 ha, là đô thị động lực nối liền TP Thái Nguyên với Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc.